-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tác hại của tia UV đối với sức khỏe và làn da của con người
Mùa hè đến cũng là lúc ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất nhiều nhất. Ánh sáng từ mặt trời phát ra rất nhiều loại tia trong đó có tia UV (có tên gọi khác là tia tử ngoại hay tia cực tím). Tia UV là một dạng tia điện từ, có tác dụng tổng hợp vitamin D cho da, kích thích hoạt động chính của cơ thể đồng thời tia cực tím còn có khả năng diệt khuẩn, tiệt trùng và chữa bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy vào mức độ mạnh hay yếu, nhiều hay ít, tia UV sẽ ảnh hưởng tích cực hay gây hại đến sức khỏe con người? Để hiểu rõ hơn về tia UV là gì và tác hại của nó, hãy cùng XIMO khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tia cực tím (tia UV) là gì?
Sau khi xuất phát từ mặt trời Bức xạ điện từ sẽ truyền qua sóng hoặc các hạt ở các bước sóng với tần số khác nhau. Dải các bước sóng này được gọi là phổ điện từ (EM). Phổ điện từ được chia thành bảy vùng theo thứ tự bước sóng giảm dần, năng lượng và tần số tăng dần. Một số bước sóng phổ biến là sóng vô tuyến, sóng viba, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím, tia X và tia Gamma.
Tia cực tím là sóng điện từ nằm trong phổ điện từ giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Tia cực tím có bước sóng nằm trong khoảng từ 10 nm – 380 nm tương ứng với dãy tần số 8E14 Hz – 3E16 Hz. Theo Hướng dẫn bức xạ tia cực tím của Hải quân Hoa Kỳ, dựa vào tác dụng sinh lý, tia cực tím được chia thành ba loại như sau:
– Tia UVA (380 nm – 315 nm, 3.1 – 3.94 eV), còn được gọi là tia UV gần
– Tia UVB (315 nm – 280 nm, 3.94 – 4.43 eV), còn được gọi là tia UV trung bình
– Tia UVC (280 nm – 180 nm, 4.43 – 12.4 eV), còn được gọi là tia UV xa. Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.
Bản hướng dẫn này cũng cho biết: các bức xạ có bước sóng từ 10nm đến 180nm đôi khi được coi là UV chân không hoặc tia UV đặc biệt. Những bước sóng này bị chặn lại bởi bầu khí quyển, và chúng chỉ hoạt động và lan truyền trong chân không.
Xem thêm: Áo chống nắng dành cho nam
Những lợi ích mà ánh nắng mặt trời mang lại
Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sử dụng canxi và photpho để làm cho răng và xương chắc khỏe. Mặc dù chúng ta có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách tăng cường các loại thực phẩm tự nhiên như dầu cá, trứng, sữa, nước trái cây và ngũ cốc trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày nhưng khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách rất tốt để tạo ra vitamin D.
Hai loại vitamin D cần thiết đối con người là vitamin D2 và vitamin D3 . Vitamin D2 có trong thực vật và vitamin D3 được tổng hợp khi da tiếp xúc với bức xạ tử ngoại (UV) trong ánh sáng mặt trời. Hầu hết mọi người có được vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường xương, cơ bắp và hệ thống miễn dịch vitamin này còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh, đặc biệt là ung thư đại tràng.
Điều trị bệnh ngoài da
Tia UV được sử dụng trong điều trị các bệnh về da như vảy nến – nguyên nhân của bệnh là tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa và xuất hiện vảy. Tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, từ đó giảm triệu chứng.
Giúp thay đổi tâm trạng
Nghiên cứu cho thấy ánh sáng mặt trời kích thích tuyến tùng trong não sản xuất một số hóa chất gọi là tryptamines giúp cải thiện tâm trạng.
Khử trùng và tiệt trùng
Tia UV có những ứng dụng tích cực trong lĩnh vực khử trùng và tiệt trùng. UV có thể giết chết các vi sinh vật như virut và vi khuẩn, rất có ích khi ta phơi tã vải, đồ lót và khăn ngoài trời. Để tiêu diệt vi sinh vật, các tia UV xuyên qua màng tế bào, phá hủy ADN, ngăn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng. Khả năng phá hủy này giải thích tại sao nhiều nơi sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.
Các tác hại của tia UV tới sức khỏe của con người
Do là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên tia UVC có khả năng gây tổn hại nhất cho đôi mắt và làn da bạn. May mắn cho chúng ta là hầu như toàn bộ tia UVC đã bị tầng ozone trong bầu khí quyển ngăn chặn lại. Tuy nhiên hiện nay do nhiều tác động, tầng ozone bảo vệ trái đất của chúng ta đang ngày càng yếu (mỏng đi và có nhiều lỗ thủng), vì thế các bức xạ năng lượng cao UVC này cũng có thể có khả năng lọt xuống bề mặt trái đất, rất dễ gây nên các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Các bức xạ UVB thì có thể đi xuyên qua tầng ozone (mặc dù cũng đã được lọc một phần) nhưng cũng thật may mắn, chúng chỉ chiếm khoảng 3% trong phổ tia UV do mặt trời chiếu và đi xuống tới trái đất.
Do biến đổi khí hậu, tầng khí quyển bảo vệ trái đất ở một số khu vực bị thủng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho bức xạ tia cực tím có năng lượng mạnh tác động xuống mặt đất. Nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời, tia cực tím có thể gây ra 4 tác hại đối với sức khỏe của mọi người như sau:
- Tia cực tím gây ung thư da
Mỗi năm, số ca mắc ung thư da ở Mỹ được chẩn đoán nhiều hơn các ca mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư ruột kết. Theo thống kê, cứ 5 người Mỹ sẽ có một người mắc ung thư da trong một giai đoạn nào đó suốt cuộc đời của họ. Số người chết vì ung thư da đang nhiều lên sau mỗi giờ. Phơi nhiễm tia cực tím không an toàn là yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư da.
Dạng ung thư da không phải u ác tính ít gây tử vong hơn, tuy nhiên chúng có thể lan rộng ra khắp cơ thể, gây biến dạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị.
U ác tính
U ác tính là dạng ung thư da nguy hiểm nhất hiện nay và là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 – 29 tuổi tại Mỹ. Khối u ác tính chiếm khoảng 3% các trường hợp được chẩn đoán ung thư da. Tuy nhiên, 75% người mắc ung thư da tử vong là do u ác tính. Nguyên nhân chính gây bệnh đó là phơi nhiễm tia cực tím và có tiền sử bị cháy nắng trong thời thơ ấu. Ngoài ra, yếu tố di truyền, sự suy giảm hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ung thư da.
Ung thư da tế bào đáy
Ung thư tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất. Chúng thường xuất hiện ở trên đầu và cổ nhưng cũng có thể xảy ra ở các vùng da khác. Ung thư tế bào đáy phát triển chậm, hiếm khi lan ra các bộ phận.
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ảnh hưởng xấu của tia cực tím đối với con người chưa dừng lại ở đó, chúng còn làm xuất hiện các khối u dưới dạng đốm vảy màu đỏ hoặc nốt ruồi. Dạng ung thư này có thể phát triển thành khối u lớn, không giống như carcinoma tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Tia tử ngoại gây lão hóa da sớm
Tiếp xúc lâu ngày với ánh nắng mặt trời cũng gây lão hóa da sớm. Theo thời gian, da có thể bị nhăn nheo, hình thành các vết nám, tàn nhang và đốm nâu. Lão hóa da sớm sẽ biểu hiện sau một thời gian phơi nhiễm âm thầm với tia UVA (loại tia cực tím có bước sóng dài, xuyên qua lớp vải, cửa kính và tác động lên da). Lão hóa da bình thường là quy luật tự nhiên, tuy nhiên có đến 90% người bị lão hóa da sớm là do tác động của tia cực tím, ánh nắng mặt trời. Nếu có biện pháp bảo vệ da thích đáng trước tác hại của tia UV, hầu hết tình trạng lão hóa da sớm có thể tránh được.
- Tia UV các tổn thương mắt, đặc biệt là gây đục thủy tinh thể
Nhìn hoặc tiếp xúc lâu dài với tia UV cường độ cao có thể hại cho các mô của mắt và gây ra một “đốt” trên bề mặt mắt, được gọi là “tuyết mù” (photokeratitis). Các hiệu ứng thường biến mất trong vài ngày nhưng cũng có thể dẫn đến biến chứng về sau. Một báo cáo đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 1998 ghi nhận chỉ cần một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, mộng thịt (pterygium), thoái hóa kết mạc, ung thư da quanh mí mắt, thoái hóa điểm vàng.
Đục thủy tinh thể là một dạng tổn thương mắt, trong đó, thủy tinh thể bị mất đi độ trong suốt. Nếu không được điều trị, đục thủy tinh thể sẽ dẫn đến chứng mù lòa. Các nghiên cứu cho thấy, bức xạ tia cực tím làm tăng khả năng đục thủy tinh thể. Mặc dù có khả năng chữa khỏi bằng cách phẫu thuật mắt, nhưng đục thủy tinh thể làm giảm tầm nhìn của hàng triệu người Mỹ và người dân tốn hàng tỷ USD cho chăm sóc y tế mỗi năm.
Mua phụ kiện tập gym giá tốt: Găng tay tập gym tại Poseidon
Tất cả các vấn đề trên đều có thể được giải quyết nếu sử dụng các biện pháp chống tia cực tím thích hợp cho mắt. Tia UV gây hại cho đôi mắt và có tính tích lũy, do đó bạn nên nhớ : không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ mắt.
- Suy giảm hệ miễn dịch
Các bác sĩ cho biết, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể ngăn chặn hoạt động có lợi của hệ thống miễn dịch cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ tự nhiên của da. Da sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài như nhiễm trùng, ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn phơi nhiễm quá mức với tia cực tím, hệ miễn dịch có thể bị suy yếu, làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.
Chống tia cực tím thế nào để hiệu quả nhất?
Với những phân tích trên, rõ ràng tác hại của tia cực tím đối với con người là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, sử dụng các biện pháp chống tia cực tím là điều hiển nhiên giúp bảo vệ da và sức khỏe một cách an toàn nhất.
Chống tia cực tím không chỉ đơn thuần là chống nắng hàng ngày. Trong ánh nắng mặt trời, chỉ có 10% là tia cực tím. Vào những ngày mưa hoặc nhiều mây, tia cực tím vẫn hoạt động âm thầm (UVA) và gây ra các tổn thương da đáng kể trong một thời gian dài. Chính vì thế, lựa chọn một biện pháp chống tia UV có thể sử dụng đơn giản, hiệu quả mọi lúc mọi nơi là yêu cầu hàng đầu của người sử dụng.
Hiện nay, ngoài biện pháp chống tia cực tím bằng kem chống nắng, bạn có thế sử dụng kính râm, và phổ biến hơn cả đó là áo chống nắng. Các bạn có thể tham khảo một số mẫu áo chống nắng nam tại XIMO
Tia cực tím UVA, UVB, UVC trong ánh nắng mặt trời (hoặc bóng râm) gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như đục thủy tinh thể, u ác tính, lão hóa, suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, mỗi người nên có ý thức chống tia UV để bảo vệ làn da và sức khỏe của chính mình. Các bạn hãy ghé thăm XIMO thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe nhé !